Tìm hiểu về văn hóa đọc sách của người Nhật

 

Tìm hiểu về văn hóa đọc sách của người Nhật


Văn hóa đọc của người Nhật được xếp vào hàng bậc nhất thế giới. Người Nhật coi sách như một phương tiện để giải trí, để tiếp thu kiến thức.. Sách đã đi vào văn hóa của người Nhật như một bản sắc không  mai một theo thời gian. Bài viết dưới đây xin chia sẻ những nét độc đáo trong văn hóa đọc sách của người Nhật.

1. Vài nét về văn hóa đọc sách của người Nhật

Nhật Bản được biết đến là một đất nước có văn hóa đọc phát triển mạnh mẽ. Theo “Niên báo chỉ số xuất bản” của Viện nghiên cứu khoa học xuất bản của Nhật Bản, số đầu sách được xuất bản tại Nhật năm 2010 là 74.714. Cũng theo tin tức và số liệu thống kê của một cuộc khảo sát khác,năm 2010, ở Nhật Bản có tới 15.314 hiệu sách.

Đất nước này cũng rất phát triển về hệ thống thư viện. Theo kết quả cuộc “Điều tra giáo dục xã hội” do Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ tiến hành (cuộc điều tra được tiến hành định kì 3 năm một lần), Nhật Bản có 3165 thư viện ( năm 2008). Cũng theo bản báo cáo này thì 100% các tỉnh, 98% thành phố, quận, 59.3% khu phố, 22.3% làng có thư viện. Số lượng nhân viên thư viện trung bình là 10.3 người/thư viện trong đó có 4.6 người có chuyên môn.

Những số liệu thống kê trên cho thấy văn hóa đọc sách rất phát triển, nhu cầu đọc sách của người Nhật rất cao.  Trong đời sống xã hội, đọc sách trở thành một thói quen thường ngày của người Nhật. Kết quả của cuộc “Điều tra cơ bản trong đời sống xã hội” của Bộ Nội vụ Nhật Bản năm 2006 cho biết 41.9% những người được hỏi coi thói quen đọc sách như là một thú vị.

Bạn Thanh Ly ( cựu sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM) đang là du học sinh của Nhật Bản chia sẻ: Trong đời sống thường ngày, ta cũng dễ dàng nhìn thấy cảnh người dân đọc sách trên tàu điện, xe buýt, nhà ga, công viên, sân bay… Ở những đường ngầm dưới mặt đất có rất nhiều cửa hàng sách nhỏ. Vào giờ nghỉ trưa, nhiều người lao động Nhật Bản tranh thủ tản bộ qua đây, tìm cho mình một quyển sách ưng ý.

2. Những yếu tố làm văn hóa đọc sách tại Nhật phát triển

Có rất nhiều yếu tố làm nên văn hóa đọc sách của người Nhật Bản, trong đó có thể kể đến một số yếu tố sau:

  • Yếu tố truyền thống

Ngay từ thời cổ trung đại,người Nhật đã có tinh thần chủ động học hỏi  khi cử những sứ giả, nhà sư và học sinh có tài năng sang Trung Quốc học và mang về những tịch thư quý hiếm để phục vụ cho sự phát triển văn hóa và xây dựng đất nước. Ngay từ thời Edo, Nhật Bản đã có tỉ lệ người dân biết đọc và biết viết khá cao, ngành xuất bản thời Edo cũng rất phát triển với số lượng tác phẩm lớn và phong phú. Như vậy, có thể thấy tinh thần ham học hỏi và đọc sách của người Nhật xuất hiện ngay từ thời cổ đại và được duy trì cho đến ngày nay.

  •  Vai trò của nhà nước và những cơ quan chức năng

Sau năm 1945, để phục hưng đất nước và phát triển văn hóa, giáo dục, chính phủ Nhật Bản đã có rất nhiều những biện pháp và chính sách cụ thể như: Luật khuyến khích trẻ em đọc sách, Luật chấn hung văn hóa đọc. Cả hai bộ luật này đều xác định rõ vai trò và trách nhiệm của nhà nước cũng như chính quyền địa phương trong việc duy trì và phát triển văn hóa đọc.

  •  Vai trò của gia đình

Nhìn chung những bậc phụ huynh ở Nhật rất coi trọng việc giáo dục con cái. Họ ý thức được rằng Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên và có môi trường cạnh tranh khắc nghiệt vì vậy để có thể tồn tại và sống tốt trong xã hội cá nhân cần phải có trí tuệ thông qua học hành. Chính vì vậy mà xây dựng tủ sách gia đình, đọc sách cho con nghe, hướng dẫn con đọc sách tại gia đình trở thành lẽ đương nhiên. Trẻ em ở trong các gia đình Nhật Bản được đọc sách khá sớm.

Comments

Popular posts from this blog

48 NGUYÊN TẮC CHỦ CHỐT CỦA QUYỀN LỰC